Giỏ hàng

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP giúp ích gì cho doanh nghiệp giải bài toán xử lý trái phiếu đến hạn?

Nhiều nhận định cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác sẽ là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp giải bài toán xử lý trái phiếu đến hạn, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay.

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp giải bài toán xử lý trái phiếu đến hạn.

Ngày 05/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Theo đó, Nghị định 08/2023/NĐ-CP có bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đặc biệt là quy định về việc cho phép doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác, cụ thể: Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, thì doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác.

Nghị định 8 còn quy định thêm về việc cho phép các doanh nghiệp nếu gặp tình hình khó khăn thì có thể đàm phán với các nhà đầu tư để kéo dài thời hạn của trái phiếu. Từ đó, giúp giảm áp lực về thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, nghị định này cũng cho phép tạm ngưng một số quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP. Trong đó, tạm ngưng hiệu lực thi hành đối với Quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với DN phát hành trái phiếu tại điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Việc này giúp giảm điều kiện phát hành đối với các doanh nghiệp có vay nợ trái phiếu nhiều.

 

Egroup là một trong những doanh nghiệp vận dụng các Quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho phép thanh toán nợ, lãi trái phiếu bằng các tài sản hợp pháp khác là phù hợp trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện tại. Nghị định tạo cơ sở pháp lý để việc thực hiện đàm phán giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư trở nên rõ ràng hơn.

Các quy định mới được đưa ra chính là “chìa khóa” giúp nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền có thể “khơi thông” bế tắc, có thêm thời gian để thực hiện tái cấu trúc, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. 

Đây cũng được coi là phương án hữu hiệu nhất trong thời điểm hiện tại, không chỉ cho doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý khó khăn mà còn giúp tháo gỡ bế tắc cho thị trường chung.  Phương án này ngay sau đó cũng đã được nhiều doanh nghiệp vận dụng nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tổ chức cũng như xử lý vấn đề thanh khoản nợ đối với các nhà đầu tư. Một trong số các doanh nghiệp đó là Tập đoàn Egroup. 

Với tinh thần thiện chí và hợp tác, Egroup đã chủ động đưa ra các phương án tái cấu trúc nợ với các nhà đầu tư và cổ đông bằng nhiều hình thức, như: hoán đổi nợ lấy bất động sản, đồ gia dụng, gói tái cấu trúc trung tâm Anh ngữ và các gói học tiếng Anh online... 

Không khí học tập sôi nổi đã quay trở lại với các trung tâm Apax nhờ sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên và sự chung tay hỗ trợ của các nhà đầu tư.

Egroup đang nỗ lực tối đa, tập trung tất cả nguồn lực vào việc cải tổ toàn diện, phục hồi hoạt động kinh doanh để có thể chi trả cho các cổ đông và nhà đầu tư. Đồng thời, Egroup mong muốn các nhà đầu tư và cổ đông tiếp tục kiên nhẫn, đồng lòng cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Theo ghi nhận đến thời điểm hiện tại, quá trình tái cấu trúc hệ thống của Tập đoàn Egroup và công ty con Apax Leaders đã đạt được những thành công bước đầu. Sau thời gian đàm phán, các gói gạt nợ do Egroup đề xuất cũng đã dần nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà đầu tư và cổ đông. Đây là tín hiệu tích cực thúc đẩy tiến độ tái cấu trúc và phục hồi hệ thống của Egroup trong giai đoạn tiếp theo.